MFC, MDF và HDF là 3 loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Cùng nội thất Đức Khang tìm hiểu 3 loại gỗ này để giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích khi mua sắm đồ nội thất cho gia đình, văn phòng của mình.
Gỗ công nghiệp MFC
MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine. Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…
Sau khi thu hoạch, gỗ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, bề mặt phủ lên một lớp nhựa Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC thường được giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt. MFC là loại gỗ có ứng dụng cực kỳ rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất với hơn 80% đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng bởi:
- Giá cả loại gỗ này rất hợp lý.
- Màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú. Có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ hay các màu vân gỗ hiện đại…
Bề mặt Melamine (MFC - Melamine Face Chipboard) có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 zem (1zem= 0,1mm)
Gỗ MFC được chia làm hai loại: MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm. Gỗ MFC thường dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh...Gỗ MFC lõi xanh được sử dụng cho những nơi có độ ẩm không khí cao hay môi trường ẩm ướt. Đương nhiên loại gỗ MFC chống ẩm sẽ có giá thành cao hơn.
Với gỗ MFC, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.
Bạn nên tham khảo bài này: Các loại cốt gỗ công nghiệp.
Gỗ công nghiệp MDF
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF sử dụng nguyên liệu là các loại gỗ vụn, nhánh cây...được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulo. Các sợi gỗ Cellulo được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa... Sau đó đưa vào máy trộn gồm có: keo, bột sợi gỗ (Cellulo), chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ.
Hiện nay quy trình sản xuất MDF có 2 dạng: Quy trình khô và quy trình ướt, mỗi dạng có những ưu nhược điểm riêng và tùy vào việc đầu tư máy móc, công nghệ mà các nhà sản xuất lựa chọn một quy trình hợp lý nhất. Gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:
- MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU
- MDF chịu nước: Cũng thuộc loại MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất. Được sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao.
- MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, Căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên là bao! (thậm chí còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng và có thể ghép nhiều loại vân gỗ khác nhau, thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại).
Gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard. Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau:
Nguyên liệu bột gỗ là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước với dây chuyền hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao trong thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Gỗ công nghiệp HDF dán bề mặt Veneer.
Với quy trình sản xuất hiện đại như vậy ván ép HDF có rất nhiều ưu điểm:
- Có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ,…
- Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
- HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
- Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
- Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
- Độ cứng cao.
Xem thêm: Tìm hiểu các loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp
Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ) và giá thành hợp lý. Bên cạnh đó việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất gỗ công nghiệp đã đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng, tính thẩm mỹ cho các sản phẩm. Đặc biệt gỗ công nghiệp hiện nay không gây hại cho sức khỏe người sử dụng vì MFC, MDF hay HDF đều không sử dụng keo chứa Formandehit. Với các sản phẩm sử dụng Formandehit trên thị trường, khách hàng có thể dễ dàng nhận thấy khi sử dụng sẽ bị cay mắt và cay mũi, vì thế người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp. Mời bạn click ô màu xanh bên dưới để tham khảo những mẫu bàn làm việc gỗ công nghiệp tại Đức Khang: